Khi hồ tép của các bạn nuôi 1 thời gian , thường sẽ xuất hiện 1 số sán và ký sinh trùng gây hại cũng như mất thẩm mỹ , ta cần có các biện pháp phòng tránh và loại bỏ chúng.
1./ Sán: là ký sinh gây hại và nguy hiểm nhất trong hồ tép, ko chỉ cho tép, sinh vật trong hồ mà cả người chơi , lây nhiễm khi tiếp xúc trực tiếp vào hồ nước, đương nhiên hậu quả ảnh hưởng đến sức khỏe là rất lớn.
Nguyên nhân chúng ta có thể điểm qua 1 số như sau:
- Thức ăn dư thừa.
- Phân tép không được hút bỏ.
- Nền quá bí.
- Xác tép chết không được hút ra, phân hủy gây ô nhiễm.
Về cách trị chúng ta có thể dùng bẫy sán, hạn chế thức ăn thừa, hút phân tép, dọn vệ sinh hồ hàng tuần nhằm hạn chế chất độc và tình trạng ô nhiễm.
2./ Thủy tức: Khi hồ sắp ổn định thường xuất hiện thủy tức bám trên kính và khu vực nước tù, không có dòng chảy đi qua. ta chỉ có thể cạo bỏ đi và điều chỉnh lại dòng nước ra của lọc, đảm bảo bao quát hết mọi khu vực trong hồ.
3./ Trai nước: thường do hồ bị dư vi sinh, do châm quá liều hay không đúng cách, , trai nước thường bám trên kính gây mất thẩm mỹ.
4./ Bọ nước: nguyên nhân do dinh dưỡng trong hồ dư thừa hoặc bị lây từ hồ khác qua, bọ nước sinh sản rất nhanh nếu ko kịp thời ngăn chặn sẽ hao hụt tép con đáng kể.
5./ Ấu trùng chuồn chuồn: lẫn trong rong rêu, khi vào hồ sẽ nở và phát triển rất nhanh.
6./ Ốc hại: do trứng ốc trong cây thủy sinh nở ra, nếu số lượng ốc lớn sẽ ảnh hưởng đến lượng thức ăn dành cho tép.
Trong video này chúng ta thấy hầu như các loại ký sinh đều hiện diện trong hồ tép.