Các thiết bị, phụ kiện thủy sinh thường dùng trong quá trình làm hồ thủy sinh.
Đây là bài viết tổng hợp các kiến thức về thiết bị và phụ kiện thủy sinh nhằm giúp cho mọi người dễ dàng thực hiện cũng như dễ hình dung hơn cho các “tác phẩm” của mình.
1./ Hệ thống lọc nước: ( Filter system)
Được ví như lá phổi của hồ thủy sinh, lọc nước có những tác dụng ko hề nhỏ, đóng góp 1 phần lớn để tạo nên 1 hồ thủy sinh xanh đẹp.
+ Các loại máy lọc nước: Từ rẻ đến mắc, từ nguyên lý vận hành đến hiệu quả đều có sự khác nhau rất lớn.
– Lọc nước đặt bên ngoài (external filter): được cho rằng phù hợp nhất cho hồ thủy sinh.
– Lọc tràn.
– Lọc thác.
– Lọc trong.
Các bạn có thể xem thêm bài: Lọc thủy sinh
Tham khảo chi tiết tại: http://shop.saigonaqua.com/shop/loc-thuy-sinh/may-loc-ho-ca-ho-thuy-sinh
+ Ngoài ra còn vật liệu lọc nước, sẽ giúp phát huy hiệu quả của máy lọc, ko đơn giản chỉ là làm sạch nước mà còn loại bỏ chất độc và làm môi trường ổn định cho cây, cá, tép cảnh trong hồ.
Link tham khảo: Vật liệu lọc nước
2./ Hệ thống ánh sáng : (lighting system)
Là những thiết bị mang ánh sáng cho hồ TS, là phụ kiện thủy sinh cực kỳ quan trọng cho sự phát triển của cây và rêu trong bể thủy sinh. Có quá nhiều sự lựa chọn về hệ thống ánh sáng, có thể sử dụng bóng đèn tuýp gia dụng (miễn sao thông số ánh sáng nhiệt độ màu đạt từ 6000k – 10.000k) hay dùng các máng đèn chuyên dụng từ các nhà sản xuất Trung Quốc hay cả Châu Âu, tùy vào điều kiện tài chính của bạn, đương nhiên là hàng tốt xài sẽ ngon và bên hơn hàng rẻ. Ngay cả dùng đèn Metal Halide (tuy nhiên loại này sinh nhiệt rất nóng, rất hao điện và giá thành cao nhưng bù lại bể trông lung linh óng ánh rất “huyền ảo”).
3./Hệ thống CO2: (Co2 system)
Là hệ thống cung cấp khí Co2, là phụ kiện thủy sinh rất cần thiết cho sự phát triển của cây cối , rong rêu ở trong bể thủy sinh. Rất nhiều lựa chọn từ hàng tự ráp hay hàng chế đặt sẵn, cho tới hàng chuyên dụng của hãng nhưng nguyên lý hoạt động gần như nhau . Khí Co2 được nén trong bình chứa, thường là bình chữa cháy nếu là hàng chế, đưa ra ngoài qua van giảm áp tổng rồi tới van tinh chỉnh C qua tiếp van 1 chiều D vào bộ đếm giọt E rồi vào bộ trộn F (đặt chìm trong bể) hoặc bộ trộn ngoài.
Khi có CO2 cây phát triển rất tốt, màu xanh mướt, nếu đủ sáng cây nhả bọt khí (gọi là cây thở) nhìn sướng mắt luôn. Nếu mua hàng chính hãng toàn bộ hệ thống trên thì có thể bạn sẽ ngạc nhiên với con số, ngoài ra bạn có thể mua bình CO2 tại các tiệm PCCC và gắn van giảm áp vào là xài được.
4./ Thiết bị liên quan tới nhiệt độ nước:
a./ Nhiệt kế: để đo nhiệt độ nước trong hồ. Có rất nhiều kiểu dáng, nhưng nói chung là chia làm 3 loại:
1- Mỏng dính , dán thẳng vào thành bể trong hoặc ngoài cũng được.
2- Như cặp nhiệt độ bình thường đặt chìm trong bể.
3- Thiết bị đo nhiệt độ điện tử đặt chìm trong bể.
Nhiệt độ mát mẻ sẽ giúp cây cối thêm phần xanh mát đặc biệt là rêu do đó ta nên theo dõi nhiệt độ và tránh sự dao động tương đối lớn vào mùa hè hay mùa đông cũng như khi thay nước.
b./ Thiết bị làm mát nước (Aquarium Chillers)
Thiết bị làm mát nước này hoạt động như 1 chiếc tủ lạnh nhỏ. Nước từ bể chảy qua thiết bị này được làm mát rồi bơm trở lại bể. Chúng ta có thể dễ dàng chỉnh nhiệt độ chính xác qua màn hình điện tử.
Thiế bị này có thể còn khá mới so với nhiều bạn mới chơi nhưng là 1 thiết bị ko thể thiếu với những người chơi chuyên nghiệp, họ cần sự ổn định mà nhiệt đô mát mẻ để môi trường thật sự tốt cho cây trồng.
Nếu ko có điều kiện bạn có thể sử dụng quạt làm mát, ngon bổ rẻ và phổ biến hơn chiller rất nhiều do cây thủy sinh ko đòi hỏi điề kiện sống khắt khe như tép cảnh cao cấp.
5./ Thiết bị sủi khí CO2 (Diffuser) và Trộn khí CO2 (Reactor)
Thiết bị sủi khí CO2 (Diffuser) : khi khí CO2 qua ống dẫn vào bể được dẫn qua thiết bị này thì CO2 sẽ biến thành những bọt khí cực nhỏ, nếu đặt vào dòng nước thổi của máy lọc thì nó sẽ chạy tung tăng khắp bể, bám vào cây cối rồi tan dần vào nước. Nhưng cũng có một số bọt khí nổi lên trên mặt nước nên hiệu quả không cao, lãng phí CO2.
Thiết bị Trộn khí CO2 (Reactor) là thiết bị đặt chìm trong nước, khi khí CO2 được dẫn qua thiết bị này sẽ được trộn kỹ , không phí bất cứ 1 giọt nào.
Vài hình ảnh để các bạn so sánh:
Nếu cần tham khảo chi tiết tại link: Co2
6./Dụng cụ Kiểm tra thông số của nước Ph, TDS, Gh, No3….(pH indicator, pH tester)
Thông số nước là khá quan trọng cho 1 số cây khó trồng, đặc biệt nếu nuội tép hay cá khó nuôi thì các chỉ số của nước là đặc biệt quan trọng. Do đó ta nên thường xuyên theo dõi để tinh chỉnh cho phù hợp.
Có những thiết bị, phụ kiện thủy sinh không thể thiếu và có cái có thể bỏ qua nếu điều kiện ko cho phép, Lọc và đèn thủy sinh là không thể thiếu đúng ko các bạn!
Minh o hậu Giang muôn mua binh co2 ko biết ban co gui ve cho minh dc ko
được chứ bạn, tham khảo các loại bình co2 trong web cửa hàng nhé!
bao nhieu mot bình vậy bn
http://shop.saigonaqua.com
Bạn xem bên này!