Rêu hại hồ thủy sinh – Cách nhận biết, nguyên nhân và cách diệt

3

Rêu hại hồ thủy sinh, một điều mà chúng ta đều quan tâm khi muốn có một hồ thủy sinh xanh sạch đẹp, sau đây là 1 số loại rêu phổ kiến và cách phòng ngừa chúng:

1/Black Brush/Beard (Rhodophyta): rêu chùm đen
rêu_chùm_đen_brush_thuysinh_saigon_aqua

Nguyên nhân
– Dư lượng: N, P, Fe
– Hoặc do PH thấp

Cách diệt
– Tăng CO2
– Dùng dung dịch Excel hoặc Oxi già, lấy ống tiêm chứa dung dịch bơm trực tiếp vào chỗ bị rêu hại.
– Thủ công gỡ bỏ bằng tay.
– Thay nước
– Cá bút chì, tép Yamato cũng giúp giảm rêu hại.

2/Brown Algae (Diatoms): Tảo nâu
tảo_nâu_thuysinh_saigon_aqua.jpg_diatomNguyên nhân
– Dư dinh dưỡng
– Có thể do dùng đèn không đúng, hay chất lượng đèn đã giảm.

Cách diệt
– Thay đèn, xem lại cách chiếu sáng đã phù hợp chưa.
– Thay nước liên tục mỗi lần khoảng 30-50% tới khi hết
– Cá otto rất hữu ích trong trường hợp này.

3/Blue Green (Cyanobacteria): Rêu nhớt xanh:rêu này có mùi rất hắc:
rêu_xanh_thuysinh_saigon_aqua.jpg_bgaNguyên nhân
– Nitrat thấp
– Cho thức ăn quá nhiều-
– Bóng đèn cũ, không chuyên dụng
– Dòng lưu chuyển nước kém, lọc yếu.

Cách diệt
– Bổ sung Nitrat
– Tăng mật độ cây trồng
– Trùm mền (tắt đèn)
– Dùng dung dịch Excel hoặc Oxi già, lấy ống tiêm chứa dung dịch bơm trực tiếp vào chỗ bị rêu hại.
– Các hiệu quả nhất trị loại rêu này là dùng thuốc kháng sinh liều nhẹ, loại có chứa chất erythromycin.

4/Cladophora:
rêu_hại_thuysinh_saigon_aquaNguyên nhân
– Tuy trong danh sách rêu hại, nhưng đôi khi chúng cũng được coi là rêu cảnh vì chúng tương tự và có họ gần với moss ball.
– Chúng xuất hiện chứng tỏ hồ bạn đang thật sự ổn định.

Cách diệt
– Gỡ bằng tay hay bàn chải.
– Dùng Excel hay Oxi già
– Khi không cần thì cứ để chúng hiện hữu.
– Khó diệt 100% nếu bạn không muốn hồ bạn mất cân bằng.

5/Fuzz Algae: rêu lông tơ:
rêu_lông_tơ_thuysinh_saigon_aquaNguyên nhân
– Mất cân bằng về dinh dưỡng. Hoặc thiếu dinh dưỡng
– Thiếu CO2

Cách diệt
– Thay nước, kiểm soát lại dinh dưỡng.
– Châm phân nước, phân nhét.
– Tăng CO2
– Nuôi bút chì, otto.

6/Green Dust Algae (GDA): Tảo bụi xanh
tảo_xanh_thuysinh_saigon_aquaNguyên nhân
– Chưa xác định chính xác, tuy nhiên có thể do ánh sáng thiên nhiên chiếu vào hồ.

Cách diệt
– Thường là tự hết
– Loại bỏ bằng thủ công, cạo mặt kính bằng dụng cụ.
– Nuôi ốc Nerite

7/Green Spot (Choleochaete orbicularis): tảo đốm xanh: thường bám chặt trên mặt kính
tảo_đốm_xanh_thuysinh_saigon_aquaNguyên nhân
– Thấp P
– Lọc yếu hay dòng chảy yếu.

Cách diệt
– Tăng P
– Tăng dòng chảy
– Thủ công cạo tay
– Nuôi ốc Nerite

8/Green Water (Euglaena): Nước xanh:

nước_xanh_thuysinh_saigon_aqua_greenwater

Nguyên nhân
– Dư dinh dưỡng
– Vi sinh chưa ổn
– Dùng hóa chất làm chết hệ vi sinh của hồ

Cách diệt
– Thay nước nhiều lần, nhiều ngày liền
– Châm vi sinh
– Dùng đèn UV
– Tắt đèn
– Một cách khác là dùng những cây có khả năng hấp thụ cao để hút dinh dưỡng.

9/Hair/Thread Algae: rêu tóc: một loại rêu hại rất khó trị dứt và hay thấy ở hồ rêu:
rêu_tóc_thuysinh_saigon_aqua_hairNguyên nhân
– Dư sắt

Cách diệt
– Thay nước
– Gỡ bằng tay
– Một số cá ăn lọai này: mún, chép cảnh, cá hun nhau, cá ro cảnh

10/Staghorn (Compsopogon sp.) rêu sừng hươu:
rêu_sừng_hươu_thuysinh_saigon_aquaNguyên nhân
– CO2 thấp
– Mất cân bằng dinh dưỡng

Cách diệt
– Tăng CO2
– Thay nước
– Gỡ thủ công bằng tay
– Có thể dùng chất xử lý nước như Clor nồng độ 1:20

11/Oedogonium

thuysinh_saigon_aqua_oedogonium

Nguyên nhân – Dinh dưỡng kém
– Thiếu CO2

Cách diệt
– Châm phân nước, phân nhét
– Tăng CO2
– Excel giúp ích trong trường hợp này
– Nuôi tép Yamato, cá otto

12/Rhizoclonium

thuysinh_saigon_aqua_rhizoclonium2

Nguyên nhân
– Thiếu Co2
– Không vệ sinh
– Thiếu dinh dưỡng
– Dòng lưu chuyển nước kém

Cách diệt
– Tăng Co2, dinh dưỡng
– Vệ sinh thủ công bằng tay
– Tép Yamato ăn loại này

13/Spirogyra
thuysinh_saigon_aqua_spirogyra1Nguyên nhân
– Dư sáng
– Dư dinh dưỡng
– Thường có khoảng 2 tuần sau khi làm hồ do chu trình chuyển hóa Nitrozen chưa tốt

Cách diệt rêu hại hồ thủy sinh:
– Tắt đèn
– Tắt Co2
– Lấy thủ công bằng tay
– Excel cũng giúp ích trong trường hợp này

Ngoài ra còn rất nhiều loại rêu khác các bạn có thể tham khảo thêm tại web: http://www.theplantedtank.co.uk/algae.htm

Thật ra nguyên nhân sinh ra mỗi loại rêu thì có thể khác nhau nhưng cách trị thì có thể áp dụng chung như sau:

– Thay nước đều đặn. Lượng nước có thể từ 30-50%, thay hằng ngày hay cách ngày tùy loại rêu và tình trạng.

– Giảm sáng đèn. Nếu tình trạng quá nặng thì phải trùm kín bể trong vài ngày và tắt đèn.

– Nuôi 1 số loại cá,tép ăn rêu hại như  mún đỏ, cá hòa lan, cá hắc culy, tép mồi, tép RC… toàn là cá tép rẻ tiền 2-3k/con. Cá bút chì, nô lệ mặc dù thời gian đầu ăn rêu hại khá tốt nhưng sau đó ăn cả rêu kiểng và rất phá cây, hại nhiều hơn lợi ko nên nuôi.

– Nếu không đủ kiên nhẫn hay tình trạng quá nặng thì buộc phải xử lý bằng hóa học, một số loại thuốc tôi đã thử dùng là thuốc HoangNam, trị rêu chùm đen khá tốt, ngoài ra còn có Oxy già H2O2, pha với liều lượng 50% thuốc 50% nước rồi dùng ống chích tiêm trực tiếp vào chỗ bị rêu hại nặng nhất, trong lúc này phải tắt lọc vài giờ, sau đó chạy lọc bình thường, qua hôm sau thay 50% nước. Nếu chưa dứt thì làm thêm vài lần nữa nhưng ko được lạm dụng quá sẽ ảnh hưởng tới rêu, cá, tép trong hồ.

Bài viết được tổng hợp từ nhiều nguồn (TSO, theplantedtank.co.uk…) và kinh nghiệm từ bản thân tôi. Các bạn cứ đóng góp thêm ý kiến và kinh nghiệm từ bản thân nhé.

Thuốc diệt rêu hại hồ thủy sinh được cung cấp tại: http://shop.saigonaqua.com/shop/thuoc-diet-reu/thuoc-diet-reu-hai-ho-thuy-sinh

3 thoughts on “Rêu hại hồ thủy sinh – Cách nhận biết, nguyên nhân và cách diệt

  1. toi muon hoi cach tri rêu xanh o ao bang voi va lieu luong xin cam on

Comments are closed.

Next Post

ĐÈN CHO HỒ THỦY SINH - CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN

T6 Th4 25 , 2014
Đèn hồ thủy sinh là 1 thiết bị rất quan trọng trong thủy sinh, do đó các thông số cơ bản của đèn rất hay được mọi người nhắc đến nhưng để hiểu được ý nghĩa của chúng đòi hỏi ta phải nắm 1 số kiến thức cơ bản như […]

Bài liên quan

error: Content is protected !!