ĐÈN CHO HỒ THỦY SINH – CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN

Đèn hồ thủy sinh là 1 thiết bị rất quan trọng trong thủy sinh, do đó các thông số cơ bản của đèn rất hay được mọi người nhắc đến nhưng để hiểu được ý nghĩa của chúng đòi hỏi ta phải nắm 1 số kiến thức cơ bản như sau:

A) Wavelength (Spectrum): Chiều dài bước sóng (quang phổ):

Đối với cây thủy sinh thì dãy quang phổ màu lam và đỏ là phù hợp, nhất là màu lam, rất cần thiết để cây quang hợp.

Màu sắc Tím Lam đậm Lam Lục Vàng Cam Đỏ
Quang phổ(nm) <300 300-400 400+ 500+ 550-600 600+ 700+

đèn cho hồ thủy sinh - Quang phổ

B) Lighting Output (Wattage): Công suất đèn hồ thủy sinh:

Công suất đèn cho hồ thủy sinh có thể được tham khảo tương ứng 1 số kích thước bể  thông dụng:

  1. Bể 30cm : 15-25w
  2. Bể 60cm: 50-100w
  3. Bể 90cm: 100-200w

C) Lighting hours: Thời gian chiếu sáng:

Tùy theo loại cây và mật độ cây cũng như các điều kiện khác như dinh dưỡng và hàm lượng Co2, thường thì 8-10 tiếng mỗi ngày, có thể chiếu sáng liên tục hay ngắt quãng giữa để ngừa rêu hại.

D) Color Temperature (K): Nhiệt độ màu (Kelvin)

Nhiệt độ màu càng thấp thì ánh sáng có màu càng tối đỏ và càng cao thì càng sáng trắng. Trên 10,000K thì có màu trắng xanh lam, phù hợp với hồ cá biển. Đối với hồ thủy sinh thì nên chọn bóng có nhiệt độ màu 6500K<n<10,000K là phù hợp nhất.

Temperature Source
1,700 K Match flame
1,850 K Candle flame
2,700–3,300 K Incandescent light bulb
3,350 K Studio “CP” light
3,400 K Studio lamps, photofloods, etc.
4,100 K Moonlight, xenon arc lamp
5,000 K Horizon daylight
5,500–6,000 K Typical daylight, electronic flash
6,500 K Daylight, overcast
9,300 K CRT screen

đèn cho hồ thủy sinh - nhiệt độ màu

E) Common light source for planted Aquarium: Một số nguồn cung cấp ánh sáng thông dụng – đèn hồ thủy sinh:

  • Fluorescent lights: đèn huỳnh quang: khá phổ biến và tính chuyên dụng cao, bóng hay sử dụng là bóng kích thước T5 và T8, ngoài ra còn có bóng compact 1-2-3-4U.
  • Metal Halide (MH): bóng Metal, có công suất cao, cho ánh sáng mạnh nhưng mức tiêu thụ điện khá cao.
  • LED: đèn led, công suất tiêu thụ điện thấp nhưng hiệu suất cao.
  • Sunlight: ánh sáng mặt trời, khó kiểm soát và rất dễ bùng phát rêu hại.

Đây là những kiến thức cơ bản về các thông số hay được sử dụng khi miêu tả về đèn hồ thủy sinh. Ánh sáng đối với hồ thủy sinh là một điều rất quan trọng, cùng với đất nền, nguồn nước, bộ lọc và khí co2 cũng như sinh vật cây cá tép sẽ tạo thành một hệ sinh thái thu nhỏ, khi mọi thứ đều hài hòa và phù hợp chúng ta sẽ sở hữu một hồ thủy sinh xanh đẹp, mong rằng những kiến thức này sẽ giúp các bạn lựa chọn được loại đèn cho hồ thủy sinh phù hợp cho bản thân.

Phụ kiện làm hồ thủy sinh các bạn có thể tham khảo thêm tại: http://shop.saigonaqua.com/danh-muc/phu-kien-thuy-sinh/

Next Post

TỰ CHẾ CO2 CHO HỒ THỦY SINH

T4 Th4 30 , 2014
Chế co2 cho hồ thủy sinh là việc chắc nhiều bạn đã thử, như các bạn đã biết Co2 là một thành phần không thể thiếu để thúc đẩy quá trình quang hợp của cây thủy sinh, nhờ đó cây sẽ căng mướt, xanh khỏe, dinh dưỡng trong hồ thủy sinh […]

Bài liên quan

error: Content is protected !!