Lời giới thiệu về phong cách Iwagumi:
Khái niệm bố cục Iwagumi được ngài Takashi Amano sáng tạo từ nhiều năm trước, theo phong cách hồ thủy sinh thiên nhiên (Nature Aquarium), đặc trưng cho văn hóa của người Nhật, mang tính tâm linh tuy đơn giản nhưng lại ấn tượng với vẻ đẹp của nó.
Thuật ngữ Iwagumi chính là sự ‘tạo dựng đá’, do đó nó đề cập đến cách bố trí đá với đá đóng vai trò chủ đạo. Cấu trúc chính của bố cục là những viên đá, một bố cục truyền thống bao gồm ba đá chính, trong đó gồm một đá lớn và hai cái nhỏ hơn.
Việc khó khăn nhất trong phong cách Bố cục Iwagumi là có được sự hài hòa và hợp nhất nhưng lại mang tính đơn giản. Mấu chốt là cách đặt chúng một cách tự nhiên và uyển chuyển, có sự liên kết với nhau và với các phần khác của bố cục.
Nguyên tắc và kỹ thuật thiết kế cơ bản bố cục thủy sinh Iwagumi:
Oyaishi – Đây là đá chính. Lớn nhất và đẹp nhất trong tất cả, Oyaishi luôn được đặt tại tiêu điểm của các hồ, phù hợp với các quy tắc tỷ lệ vàng và nó cao khoản 2/3 chiều cao hồ, đó là tỷ lệ hoàn hảo cho mắt người. Oyaishi cũng hơi nghiêng theo hướng nước chảy để có một cái nhìn tự nhiên, giống như những viên đá ở sông suối.
Fukuishi – Đá thứ hai, Fukuishi nên giống Oyaishi về màu sắc và kết cấu và nó thường được đặt ở bên phải hoặc bên trái của đá chính, là đá lớn thứ hai trong hồ Iwagumi. Tác dụng chính của đá này là để tạo nên sự cân bằng với đá chính và sự đối lập trong bố cục.
Soeishi – Đá thứ ba , thường được đặt bên cạnh Oyaishi và dọc theo Fukuishi, cũng để nổi bật lên cái đẹp của đá chính.
Suteishi – Đá thứ tư trong hồ phong cách Iwagumi, Suteishi cũng được dùng để bổ sung, bởi vì nó không nổi bật và thường được bao phủ bởi cây trong hồ. Tuy nhiên, vai trò của Suteishi là để tôn lên toàn bộ bố cục, nó chỉ mang tính hỗ trợ các đá khác và đóng vai trò tao sự liên kết tất cả với nhau. Trong một bố cục Iwagumi Sanzon, các Suteishi được bỏ qua.
Những loại cây thủy sinh trồng trong hồ có bố cục Iwagumi:
Trong hồ Iwagumi có sự giới hạn lớn về các loại cây thủy sinh, mọi sự tập trung đều lên những tảng đá, ưu thế nằm ở bố cục đá mà không phải từ cây cối. Các loại cây dạng bụi thảm thấp như Ngưu Mao Chiên (Eleocharis acicularis), trân châu nhật (elatinoides) và trân châu Cuba (Hemianthus callitrichoides) rất hay được sử dụng trông bố cục Iwagumi.
Những loại cá thường gặp trong hồ có bố cục Iwagumi:
Bể Iwagumi được đặc trưng bởi sự hài hòa và sự đơn giản thống nhất với nhau nên các loại cá trong hồ cũng không được phá vỡ nguyên tắc này.
Các loại cá phù hợp sẽ tạo nên cảm giác yên bình thông qua chuyển động bơi lội của nó. Một số loại cá hay gặp là Cardinal tetras, Rummy nose tetras và Harlequin rasboras. Nên tránh cá bơi tầng trên vì chúng sẽ phá vỡ cấu trúc của hồ.
Sự phức tạp và cái khó của phong cách Iwagumi:
Trong số tất cả các phong cách về bố cục, các bố cục Iwagumi có vẻ được thực hiện dễ dàng hơn vì sự đơn giản của nó nhưng thật ra nó lại khó nhất và thậm chí việc duy trì nó còn khó khăn hơn cả.
Sự giới hạn của các loại cây làm cho sự hoàn thiện bố cục càng khó khăn hơn. Các loại cây sử dụng cho bố cục Iwagumi là cây ăn rễ sâu, nên cần sự lựa chọn tinh tế, tỉ mỉ của phân nền và cả hệ thống lọc nước.
Bố cục Iwagumi không những đòi hỏi sự trải nghiệm về cây trồng mà cả vấn đề khắc phục rêu tảo hại. Trong thời kỳ đầu rêu tảo hại sẽ nặng nề nên cần chú ý để phòng tránh tốt, cần quan sát mọi dấu hiệu một cách kỹ càng và nên giảm sáng 1 giờ vào giữa trưa.
Phụ kiện làm hồ thủy sinh các bạn có thể tham khảo thêm tại: http://shop.saigonaqua.com/danh-muc/phu-kien-thuy-sinh/
Author: Denis Phuong