Cách nuôi tép cảnh

2

Tôi đã nghe rất nhiều bạn đặt câu hỏi về cách nuôi tép cảnh, cách nuôi dưỡng, thiết lập bể tép, các thông số nước, vv…
Trong bài viết này tôi sẽ chia sẻ những gì đã làm và những đề nghị cũng như khuyến cáo cho những người chơi nếu họ muốn thử nuôi tép cảnh. Chúng ta nên thử sức trước với tép đỏ, 1 loài tép cảnh dễ nuôi và không đòi hỏi chế độ chăm sóc đặc biệt.

tep_rc-tép đỏ_Tép cảnh_Cách nuôi tép cảnh

Ta nên tuân thủ các nguyên tắc Cách nuôi tép cảnh như sau:

1. Ta nên nuôi tép trong bể từ 60 lit trở lên để có đủ không gian và môi trường sống cho tép. số lượng nên từ 100-150 con tép, do tập tính sống theo quần thể nên số lượng không được quá ít (kích thước bể như vậy nhằm đảm bảo việc thay nước hàng tuần 30% sẽ không làm thay đổi môi trường trong bể quá nhiều).
2. Phân nền nên sử dụng những loại có thương hiệu và chuyên cho tép cảnh, những loại phân nền này sẽ ko có tạp chất, kim loại nặng và photphat vốn ko tốt cho tép.
3. Nhiệt độ nên duy trì dưới 30 độ, khoản 27-29 độ C.
4. Độ cứng của nước vừa phải, tốt cho sinh sản và màu sắc, TDS 150-250
5. Nên bổ sung các loại cây, rêu thủy sinh, đặc biệt là rêu java để duy trì chất lượng nước tốt.
6. Lọc nên sử dụng vật liệu tốt và đầu hút có lỗ nhỏ chống hút tép con.
7. PH nên duy trì trong tầm 6.5 – 7,5.
8. Nên duy trì việc thay nước! tép cảnh rất dễ bị ngộ độc nitrate và chúng cần nước sạch để duy trì sức khỏe tốt và lột xác, thay nước hàng tuần 30% (độ cứng vừa phải, PH 7) và nên được xử lý kỹ trước khi thay (ngâm qua đêm, sủi oxi mạnh, châm 1 số dung dịch xử lý nước, vi sinh…)
9. Sử dụng ánh sáng có quang phổ đầy đủ … 10 giờ một ngày với bộ hẹn giờ.
10. Tép cảnh cần chế độ ăn uống thích hợp và đầy đủ dinh dưỡng, có chất rau, khoán, vitamin và protein…
11. Nên tránh để tép tiếp xúc với đồng, chất đồng sẽ gây ngộ độc cho tép, bạn nên kiểm tra kỹ trong thành phần của phân nước, thức ăn, phân nền…
12. Nên sủi oxi 24/24 để đảm bảo lượng oxi trong nước đủ cho tép cảnh.
13. Tôi cũng khuyên bạn nên duy trì sự đa dạng trong di truyền sau một vài thế hệ. Bạn có thể dễ dàng làm điều này bằng cách thay đổi từ các nguồn tép cảnh khác. Điều này giúp làm giảm sự xuất hiện của dị tật bẩm sinh hoặc tép yếu do đồng huyết.
14. Thường thì tép đực xấu hơn tép mái nên các bạn thường không chọn mua, ta nên duy trì số lượng tép đực ở mức tối thiểu.

Cách nuôi tép cảnh sẽ không quá khó nếu bạn tuân thủ theo các nguyên tắc trên. Chúc bạn thành công!

Một số loài tép màu tại SaiGon Aqua: http://shop.saigonaqua.com/danh-muc/tep-kieng/

2 thoughts on “Cách nuôi tép cảnh

Comments are closed.

Next Post

Phong cách thủy sinh Hà Lan

T6 Th1 8 , 2016
Hồ thủy sinh Hà Lan truyền thống được coi như là một hoa viên dưới nước nơi mà cây thủy sinh được trồng thành cụm tương hỗ để hình thành một cấu trúc có độ tương phản về màu sắc và hình dạng, cũng như chiều sâu. Vài người so […]
thủy sinh Hà Lan

Bài liên quan

error: Content is protected !!