Hồ thủy sinh Hà Lan truyền thống được coi như là một hoa viên dưới nước nơi mà cây thủy sinh được trồng thành cụm tương hỗ để hình thành một cấu trúc có độ tương phản về màu sắc và hình dạng, cũng như chiều sâu. Vài người so sánh nó với phong cách hoa viên Ăng Lê nhưng những người Hà Lan không hề đưa ra bất kỳ tên gọi hay nguồn gốc ảnh hưởng nào. Với họ, đấy đơn giản chỉ là một cách thể hiện và luôn được làm như vậy trong nhiều thập kỷ vừa qua.
Kỹ thuật bố cục
Có một số nguyên tắc cơ bản trong việc thiết lập bố cục hồ thủy sinh Hà Lan:
1) Nhất định phải tạo ra cảm giác hài hòa và mộc mạc, vì lý do này, trong mỗi đoạn 10 cm chiều rộng hồ không được có quá 4 loài cây. Kèm theo điều này, các bụi cây phải tách bạch và không được quá lấn lướt.
2) Tương tự như các họa sĩ, người Hà Lan áp dụng nguyên tắc chia 3. Họ chia chiều rộng hồ ra làm 3 phần và đặt một tiêu điểm chính (chẳng hạn một cây màu đỏ, một cây to, một ít lũa hay đá) tại vị trí một phần ba hay hai phần ba. Và không bao giờ được đặt tiêu điểm vào ngay điểm chết nằm chính giữa!
3) Nhất định phải đa dạng về màu sắc, cấu trúc lá và chiều cao, bằng không, bạn sẽ kết thúc với một bức tường đơn điệu gồm những cây giống hệt nhau chạy dọc theo chiều rộng hồ.
Để nhấn mạnh đến độ tương phản, hãy tạo không gian trống giữa những bụi cây và hàng cây cao dần lên (chúng được gọi là “con đường” hay “lối mòn”) nhằm gia tăng chiều sâu. Việc tạo ra những “khe hở” (những bụi cây rời rạc, hay bụi cây có khoảng trống giữa các lá cho phép bạn nhìn thấy phần hậu cảnh ở phía sau) cũng gia tăng cảm giác về chiều sâu. Mặc dù màu sắc và độ tương phản rất quan trọng nhưng nếu áp dụng thái quá thì có thể làm rối mắt và lấy đi cảm giác cân bằng và nhất quán.
4) Hồ thủy sinh Hà Lan không có nhiều khoảng trống. Tối thiểu 80 phần trăm nền hồ phải được trồng cây thủy sinh.
Ad ơi, cho mình hỏi vài địa chỉ bơm co2 tại tphcm được không ạ? Cảm ơn ad
Bên mình có như cầu làm hồ cá thủy sinh đặt cho toà nhà công ty. Bên a liên hệ lại nhe. 0933337595