DINH DƯỠNG TRỒNG CÂY THỦY SINH

Dinh dưỡng đóng vai trò khá quan trọng trong việc trồng cây thủy sinh. Cũng như tất cả các cơ thể sống bình thường khác, cây trồng thủy sinh đều có nhu cầu dinh dưỡng, chúng cần thức ăn cho sự sinh trưởng và phát triển. Trong hồ thủy sinh, dưỡng chất có thể được cung cấp cho cây từ nhiều nguồn khác nhau, do cây hấp thu qua cả lá lẫn rễ nên dưỡng chất phải hiện diện ở đáy nền và cả trong nước.

Trong các thành phần dinh dưỡng dành cho cây trồng có hầu hết các chất hoá học tự nhiên (khoảng 92 nguyên tố), nhưng chỉ có 16 nguyên tố thiết yếu với cây trồng, trong đó có 13 nguyên tố khoáng.

  • Đạm (N), Lân(P), Kali(K) được cây trồng hút/lấy đi với số lượng lớn được gọi là Nguyên tố đa lượng.
  • Canxi(Ca), Magiê(Mg), Lưu Huỳnh (S) được cây trồng hút/lấy đi với số lượng ít hơn nhưng cũng đáng kể nên được gọi là Nguyên tố trung lượng.
  • Sắt(Fe), Kẽm(Zn), Mangan(Mn), Đồng(Cu), Bo(B), Molypden (Mo), Clor(Cl) được cây trồng hút/lấy đi với số lượng nhỏ nên được gọi là Nguyên tố vi lượng. Mặc dù chỉ cần rất ít, chất vi lượng cũng quan trọng không kém đối với sức khỏe của cây thủy sinh. Nước là nguồn cung cấp chất vi lượng tốt, chất lượng của nó cũng thay đổi rất nhiều tùy vào mỗi vùng.

essential-elements-for-plant-growth- trồng cây thủy sinh

Nguồn nước ở mỗi nơi có sự khác nhau về độ cứng, độ a-xít và hàm lượng kim loại do đó nên được kiểm tra trước khi sử dụng cho hồ thủy sinh. Nước cứng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn, việc thay nước định kỳ với số lượng nhỏ sẽ cung cấp dưỡng chất ở mức độ đầy đủ đối với hầu hết cây thủy sinh. Việc sử dụng nguồn nước phải dựa vào đặc tính của cây thủy sinh xem chúng là loài nước cứng hay nước mềm. Trong bất cứ trường hợp nào, tốt nhất nên sử dụng nước máy (hơn là nước mưa hay lọc thẩm thấu ngược RO) vì ít ra nó cũng đã qua quá trình lọc sơ bộ trong thủy cục, loại bỏ đi nhiều tạp chất không có lợi cho cây, tương đối sạch nhưng vẫn giữ lại những chất vi lượng cần thiết, là nguồn cung cấp dưỡng chất cho hồ thủy sinh nhưng lưu ý khi sử dụng nên loại bỏ Clorine (dùng để khử trùng nước) bằng cách phơi qua đêm hay dùng hóa chất khử.

Sự khác biệt chính giữa phân nước và phân nền đó là phân nước thường được cung cấp hàng tuần hay mỗi hai tuần mỗi khi thay nước hay cây có dấu hiệu thiếu chất, chậm phát triển, trong khi phân nền thường tồn tại lâu hơn. Phân nền ở đáy hồ thủy sinh có chức năng “dự trữ” các chất dinh dưỡng. Lượng ô-xy thấp và phân nền được nén chặt sẽ ngăn cản dưỡng chất bị trôi, ô-xy hóa, phản ứng với cac-bon hay bất kỳ chất nào khác không có lợi đối với cây. Chất dinh dưỡng được tiết ra từ từ chỉ một lượng nhỏ giúp cây hấp thụ mà không bị dư thừa trong nước dẫn đến rêu hại.

Phân nền trồng cây thủy sinh

Đất trồng cây chứa một lượng lớn chất dinh dưỡng, là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng chính cho cây trồng thủy sinh – hơn tất cả các phương pháp bổ sung chất dinh dưỡng khác rất nhiều.

trồng cây thủy sinh

Sự ảnh hưởng của thức ăn và phân thải của cá đối với việc trồng cây thủy sinh

Thức ăn của cá, vốn được sản xuất dựa trên nguồn gốc động vật, bao gồm tất cả chất dinh dưỡng mà cá cũng như cây cần đến. Hầu hết những nguyên tố như vậy được cá thải ra và trở thành chất dinh dưỡng có ích cho cây. Nhiều loại thức ăn cá đặc biệt giàu phốt-phát và kali có thể cung cấp đủ các loại dưỡng chất này cho hầu hết cây cối. Tuy nhiên, đừng cố cho cá ăn quá nhiều vì thức ăn thừa sẽ gây ra một số vấn đề cho việc nuôi trồng cây thủy sinh.

Phân nước

Có nhiều loại phân nước được chế biến sẵn dành cho cây thủy sinh nhưng nên tránh sử dụng quá liều khiến rêu tảo hại bùng phát và gây ô nhiễm môi trường nước. Nói chung một số loại phân nước có thương hiệu sẽ có tác dụng tốt hơn,do chúng chỉ cung cấp một lượng dưỡng chất cần thiết vừa đủ, không có quá nhiều hay quá ít một số nguyên tố nào đó.

trồng cây thủy sinh

Phân viên, phân nhét

Sau 1 thời gian sử dụng, phân nền chính đã cạn kiệt chất dinh dưỡng, chúng ta có thể bổ sung chất dinh dưỡng thông qua phân nước hoặc phân nhét. Phân nhét cung cấp dưỡng chất một cách cục bộ. Chúng là dạng phụ gia giàu dưỡng chất và thường đặc biệt nhiều sắt. Một số loài cây phát triển nhanh cần rất nhiều sắt, và việc cung cấp chất phụ gia ngay tại gốc sẽ giúp phòng tránh bệnh thiếu sắt. Trong quá trình nuôi trồng cây thủy sinh đừng sử dụng phân viên để bón hay cung cấp chất sắt cho “toàn bộ hồ” mà chỉ nên sử dụng như là chất phụ gia cho từng cây riêng biệt. Chúng ta có thể tự chế phân nhét hoặc sử dụng 1 số sản phẩm có sẵn trên thị trường.

Tham khảo các loại phân nền thủy sinh tại: http://shop.saigonaqua.com/phan-nen/

Next Post

Hồ đẹp - tháng 8/2014

T7 Th9 6 , 2014
Giới thiệu cùng các bạn 1 số hồ đẹp có bố cục ấn tượng trên thế giới tháng 8/2014. P
Hồ đẹp

Bài liên quan

error: Content is protected !!